Cách khống chế tức giận của cổ nhân

https://ift.tt/3rjTRRK

Trong cuốn “Nhẫn Kinh” của tác giả Ngô Lượng triều Nguyên có ghi lại những câu châm ngôn là bí quyết khống chế tức giận của Bành Lệnh Quân, một đại thần có địa vị cao trong lịch sử. Trong đó, ông chỉ ra rằng sự tức giận của một người có liên quan chặt chẽ đến khả năng nhẫn nhịn và tâm háo thắng của người ấy.

Cách khống chế tức giận của cổ nhân

Bành Lệnh Quân cho rằng để tránh phẫn nộ tức giận thì cần bắt đầu từ việc giảm dần, từ bỏ tranh giành. Bởi vì nguyên nhân khiến con người phẫn nộ thường là do sự tranh giành về lợi ích và lúc đầu có thể chỉ là một khoản lợi ích rất nhỏ. Nếu một người ngay từ đầu đã không thể khống chế được thì sự tình sẽ có hậu quả khôn lường.

Ông viết: “Nhất triêu chi phẫn khả dĩ vong thân cập thân; trùy đao chi lợi khả dĩ phá gia đãng nghiệp. Cố phân tranh bất khả bất giới”, tức là tức giận nhất thời có thể chôn vùi tính mạng của bản thân hơn nữa còn liên lụy đến người thân. Tranh giành những lợi ích nhỏ giống như lưỡi dao sắc bén có thể dẫn đến tán gia bại sản, mất hết của cải. Cho nên, không thể không dứt bỏ tranh giành.

Thông thường, lúc mới đầu xảy ra tranh giành, sự tình có vẻ rất nhỏ bé, nguyên nhân dẫn đến sự tranh giành rất nhỏ bé nhưng hậu quả lại rất nghiêm trọng. Đây chính là điều mà người ta thường nói: Nếu dòng chảy nhỏ giọt không bị chặn lại, nó có thể hợp lại thành con sông. Nếu các sợi nhỏ không ngừng được kéo dài, nó có thể dệt thành tấm lưới.

Bành Lệnh Quân chỉ ra mấu chốt để kiểm soát cơn tức giận (chế giận) chính là kiểm soát nó ngay từ lúc bắt đầu phát sinh. Nếu không, hậu quả sẽ không thể lường trước được, nhẹ thì làm tổn hao tài, nặng thì tổn hại thân, thậm chí mất mạng.

Bành Lệnh Quân viết: “Nhân năng vu kì sơ nhi kiên nhẫn chế phục chi, tắc tiện vô sự hĩ!” Nếu một người có thể chịu đựng cơn nóng giận và ngăn chặn nó khi mới phát sinh cơn giận thì sẽ không có hậu quả gì xảy ra. Tính tình của con người cũng giống như lửa, khi ngọn lửa mới bùng cháy thì dễ dàng dập tắt được. Nhưng một khi để cho ngọn lửa mạnh mẽ lên rồi, đốt thành đại hỏa rồi thì nó sẽ thiêu hủy cả núi rừng, cháy cả thảo nguyên, không thể dập tắt nổi. Đến lúc này sự tình thực sự rất đáng sợ!

Tục ngữ nói: “Có thể nhẫn thì nhẫn, có thể giới thì giới, không nhẫn không giới thì việc nhỏ sẽ hóa việc lớn“. Điều này quả thực đã xảy ra rất nhiều trong xã hội ngày nay. Không ít người vì không nhẫn được một chút, làm nảy sinh tranh chấp mà khiến đôi bên tàn sát lẫn nhau, mất thân, liên lụy đến cả người thân. Rất nhiều khi, mất thân mất tài không phải vì nguyên nhân nào lớn cả mà nguyên ban đầu chỉ là một sự tranh chấp rất nhỏ.

Bành Lệnh Quân còn cho rằng, một khi không thể nhẫn nhịn được mà làm nảy sinh sự tranh đấu thì sẽ khiến dục vọng muốn thắng (tâm háo thắng) nổi lên. Kết quả của việc này cũng rất thảm hại.

Ông viết: Có một số người hễ bị người khác xúc phạm một chút là liền tức giận, hễ bị người khác lợi dụng một chút là liền lập tức đấu tranh. Chịu không nổi thì mạ lị người khác thì người khác liền mạ lị lại, đánh người khác thì người khác liền đánh lại, kiện người khác thì người khác kiện lại. Oán trách lẫn nhau, thù hận lẫn nhau, ai cũng đều muốn thắng người kia. Dục vọng muốn thắng một khi nổi lên mạnh mẽ thì sẽ không có biện pháp để ngăn chặn lại. Đây chính là nguyên nhân chôn vùi tính mạng của bản thân, hơn nữa còn liên lụy đến người nhà, tán gia bại sản. Người sáng suốt, khi thời điểm sắp tức giận xảy ra có thể nhẫn được cái tức giận ấy. Kìm nén được tức giận ấy trong phút chốc thì tâm cảnh tự nhiên sẽ bình tĩnh, tâm tình tự nhiên cũng thấy thanh lương mát mẻ.

Bành Lệnh Quân cũng vạch ra phương pháp giúp một người có được tâm thân an bình yên ổn. Ông nói rằng, ở thời điểm tranh chấp vừa mới xảy ra thì nên chọn cách nhẫn nhịn. Nếu người khác thực sự xâm phạm lợi ích của chúng ta, chúng ta nên dùng thái độ chân thành hỏi rõ đối phương. Nếu đối phương không đồng ý, chúng ta nên dùng công đạo luật pháp để xử lý sự tình. Nếu quan phủ chủ trì công đạo không được công bằng, chúng ta phải chịu ủy khuất, thì vẫn nên giữ bình tĩnh mà nhìn đến lợi ích của toàn cục mà lựa chọn.

Có không ít người không phục điều này, cho rằng phải cúi đầu còn thống khổ hơn mất đầu. Kỳ thực, có đôi khi nhẫn nhịn, thoái nhượng không chỉ đơn giản là giải quyết sự tình bề ngoài mà nó còn có sức mạnh hơn cả tấn công, thậm chí có tính sát thương mạnh mẽ. Rất nhiều khi, một sự tình được bắt đầu bằng sự nhường nhịn thoái nhượng nhưng lại kết thúc bằng chiến thắng.

Chúng ta cần bồi dưỡng cho mình thái độ xử thế tâm bình khí hòa. Khi gặp chuyện không hoảng hốt lo sợ, không dễ dàng tức giận như vậy chúng ta mới nắm bắt được mấu chốt của vấn đề, lý trí giải quyết được sự tình, hóa giải được mâu thuẫn và được mọi người tôn trọng kính phục.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

The post Cách khống chế tức giận của cổ nhân appeared first on Trí Thức VN.


Originally posted here: https://ift.tt/3Bi7ftV
Đăng nhận xét

Đăng nhận xét